Các giai thoại Võ_Tắc_Thiên

Sợ mèo

Khi lên được ngôi Hoàng hậu rồi, Võ Tắc Thiên trả thù Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục phi bằng cách sai chặt hết chân tay họ rồi bỏ vào chum rượu ngâm để họ không chết ngay. Tương truyền, khi Vương thị bị phế, đã chỉnh tề đến trước Cao Tông từ biệt, nói rằng:"Bệ hạ vạn tuế! Chiêu nghi Võ thị thừa hoan ân sủng, thiếp hẳn phải chết không còn nghi ngờ gì nữa!". Tiêu thị thì quát mắng to:"Võ thị hồ ly! Mê hoặc thánh chủ, hãm hại ta thê thảm thế này! Ta khi chết phải hóa thành mèo, nhảy vào cắn đứt cổ họng của nhà ngươi mới hả dạ!". Từ đó, Võ hậu sai cung nhân đuổi đi và không cho nuôi mèo nữa[93][94].

Võ Tắc Thiên sợ mèo vì đã giết chết con mèo mà bà từng yêu quý nhất. Nhưng nó đã phản bội bà đi theo Vương Hoàng hậu khi bà bị bắt vào lãnh cung. Do đó, bà thẳng tay giết nó và luôn luôn bị ám ảnh bởi tiếng mèo kêu, đêm đêm thấy hình ảnh con mèo hiện về trong giấc ngủ. Lời nguyền của Tiêu Thục phi khi xưa tuy nhiên vẫn ám ảnh bà, có thuyết nói việc bà luôn ở Lạc Dương mà không phải Trường An chính là vì sợ lời rủa của Tiêu Thục phi.

Thượng uyển giục hoa

Theo Đường thi kỷ sự (唐诗纪事), vào năm Thiên Thụ thứ 2 (691), Võ Tắc Thiên vào một ngày cuối đông ra vườn ngự uyển thấy cỏ cây xác xơ trơ trọi, liễu đào ủ rũ điêu tàn, liền truyền lệnh bằng bài tứ tuyệt khắc ngay cửa vườn:

Nguyên văn...明朝游上苑,火急报春知。花须连夜发,莫待晓风吹Phiên âm...Minh triêu du thượng uyển,Hỏa cấp báo xuân triHoa tu liên dạ phátliên dạ phát,Mạc đãi hiểu phong xuy.Dịch thơ...Bãi triều du thượng uyển,Gấp gấp báo xuân haỵ.Hoa nở hết đêm nay,Đừng chờ môn gió sớm.

Sau khi viết xong, Võ hậu sai sứ giả đi trước Thượng uyển tuyên chiếu, lấy báo cho Hoa thần. Chỉ trong một đêm bừng nở khắp vườn, mùi thơm sực nức nhân gian, sang ngày Lạp bát tiết (腊八节) đã nở đầy Thượng uyển. Võ Tắc Thiên lấy làm tự mãn cho rằng mình quyền uy tột đỉnh, sai khiến được cả tạo hóa[95].

Câu chuyện này về sau được ghi lại trong tác phẩm gian dân tên Khổng Hạc giám bí ký (控鹤监秘记), đem liên họa sự tích hoa mẫu đơn liên đới với truyền thuyết này. Đó là một ngày đông, Võ Tắc Thiên hứng làm bài thơ trên, cũng cho truyền Sứ giả đem tuyên cáo Hoa thần, cả Thượng uyển đều nở rộ và Võ Tắc Thiên hãnh diện đưa quần thần tham quan. Bỗng dưng Võ Tắc Thiên nhìn một cây mẫu đơn cứng đầu cứng cổ bất tuân thượng mệnh, thân cây khẳng khiu cứng cỏi, không hoa không lá. Máu giận sôi lên, Võ Tắc Thiên ra lệnh đày loài mẫu đơn ngoan cố xuống tận Lạc Dương. Lạ kỳ thay, vừa xuống phía Nam, mẫu đơn đâm chồi nảy lộc, bung mình thành những cánh hoa đỏ thắm. Võ Tắc Thiện càng giận, cho người đốt chết cây hoa này. Mẫu đơn tuy bị đốt trọi, nhưng đến năm thứ hai, mẫu đơn ngược lại nở càng tăng lên. Đấy là sự tích Võ Tắc Thiên nộ biếm Mẫu đơn (武则天怒贬牡丹), và loài Lạc Dương Mẫu đơn (洛暘牡丹) từ đó trở thành biểu tượng cương liệt[96]

Đấy là sự tích giải thích vì sao từ đó vùng Giang Bắc vắng hẳn loài hoa vương giả, biểu trưng cho quốc sắc thiên hương thường được ví với những trang tuyệt sắc giai nhân. Người đương thời thấy vậy dệt bài ["Phú Ngọc Lâu Xuân Tứ"] để ca tụng, tôn thờ khí khái của loài hoa bé nhỏ này, thà chịu cảnh phong trần lưu lạc chứ không khuất phục giam cầm nơi cung vua phủ chúa. Mẫu đơn cứ thế ban phát hương sắc cho người đời để ai cũng hưởng phúc phần cao quý. Giai thoại này còn được hiểu một cách khác là Võ Tắc Thiên luôn ghen ghét với những giai nhân tuyệt sắc khác, thường kiếm cớ giết hại hoặc hủy hoại nhan sắc của họ để bảo vệ vị trí của mình trong lòng quân vương. Câu chuyện đày hoa mẫu đơn này cũng thường được liên tưởng đến mỗi khi nhắc lại câu chuyện Võ hậu trả thù tình địch và đóng dấu lên trán Thượng Quan Uyển Nhi.

Vết sẹo của Thượng Quan Uyển Nhi

Thượng Quan Uyển Nhi là cháu của Thượng Quan Nghi, Võ Tắc Thiên dùng làm nữ quan lo tất cả các việc văn thư trong hoàng cung và ngoài triều đình.

Bấy giờ, sủng nam Trương Xương Tông tuy hầu hạ Võ Tắc Thiên nhưng lại có tư tình với Uyển Nhi, một lần hai người lén lút gặp nhau thì Võ Tắc Thiên bắt gặp. Tức giận, Võ Tắc Thiên đã ném cái bát vào giữa trán Uyển Nhi (một thuyết khác là Võ Tắc Thiên sai người dùng dao rạch), tạo thành một cái sẹo lớn chính giữa trán. Tuy nhiên vết sẹo lại làm cho Thượng Quan Uyển Nhi trông xinh đẹp hơn. Thế là từ đó lan truyền ra, các tiểu thư, mệnh phụ đều bắt chước vẽ chấm đỏ hoặc hình hoa mai vào giữa trán, trở thành một kiểu trang điểm rất được ưa chuộng dưới triều nhà Đường[97].

Một dị bản khác kể rằng trong một lần ngồi ăn sáng với Võ hậu, Thượng quan Uyển Nhi và Trương Xương Tông bất chấp Võ hậu, liên tục liếc mắt đưa tình với nhau. Võ Tắc Thiên nổi giận quơ dao kề lên trán Thượng Quan Uyển Nhi, khiến Uyển Nhi khiếp hãi vội quỳ xuống cầu xin Võ Tắc Thiên thương xót. Võ Hậu ra lệnh giam Thượng Quan Uyển Nhi và phạt bằng cách khắc dấu lên trán Uyển Nhi nhằm hủy hoại nhan sắc nàng cho nàng sợ mà không dám tái phạm. Tuy nhiên, sau khi khắc xong, trên trán Uyển Nhi lại là hình một bông hoa chứ không phải vết sẹo xấu xí và bông hoa này càng khiến Uyển Nhi trở nên quyến rũ hơn. Đến cả Võ Hậu sau khi gặp lại Uyển Nhi cũng phải thốt lên rằng: "Uyển Nhi, trông ngươi không giống bị khắc dấu chút nào mà ngược lại càng xinh đẹp hơn! Xem ra ông trời đã bảo vệ cho ngươi!".

Sự thật trong những câu chuyện này đến đâu hậu thế khó lòng định đoán nhưng đã phần nào làm chứng minh cho những ghi chép từ xưa về một Võ Tắc Thiên có tính cách mạnh mẽ đến khắc nghiệt, chuyên quyền độc đoán, đầy mưu mô thâm độc và nhất là luôn lạnh lùng, tàn nhẫn mỗi khi ra tay thanh toán địch thủ.

Nuôi dưỡng nam sủng

Có nhiều câu chuyện về sự dâm loạn của Võ Tắc Thiên, một phần do đời sau thêu dệt, một phần là sự thật. Bấy giờ, Võ Tắc Thiên được con gái nuôi là Thiên Kim công chúa tiến cử một kẻ lực lưỡng là Phùng Tiểu Bảo, giả bắt hắn tu làm sư để thường xuyên gọi vào cung thông dâm, đổi gọi là Tiết Hoài Nghĩa. Võ Tắc Thiên vô cùng sủng ái, gọi hắn là chú để có cớ cho vào cung. Hoài Nghĩa với danh nghĩa nhà sư đã ra vào cung tự do, lên điện không chào, chính là người dựng Minh Đường, tạo tác tượng Phật Di Lặc khổng lồ và một ngôi chùa rất vĩ đại để vui lòng Võ Tắc Thiên. Tuy nhiên sau đó Võ Tắc Thiên có Thẩm thái y thì lạnh nhạt với Hoài Nghĩa, khiến gã tức giận nổi lửa đốt cháy toàn bộ tượng và chùa. Võ Tắc Thiên không tiện trị tội, đánh đến chết. Xác của Hoài Nghĩa được đem đến đền Bạch Mã và hỏa táng, sau đó trộn lẫn vào trong đống đất bùn được sử dụng để xây một ngôi chùa.

Về già, Võ Tắc Thiên không khỏe, mời Thái y Thẩm Nam Cầu (沈南璆) vào bốc thuốc, nhân đó hỏi về thuốc kích dục. Thẩm Thái y dâng phương thuốc có công hiệu, Võ Tắc Thiên bắt ông phục vụ mình. Dù bồi bổ thế nào, Thẩm Thái y cũng không đáp ứng nổi, cuối cùng lao lực mà chết. Sau khi Thẩm Thái y chết, Thái Bình công chúa liền tiến cử Trương Xương Tông có tài thổi sáo, rất đẹp trai lại có tài trong phòng the khiến Võ Tắc Thiên rất vui. Trương Xương Tông lại tiến cử anh mình là Trương Dịch Chi vào hầu hạ, được phong chức tước bổng lộc cực hậu. Các quan thấy Võ Tắc Thiên đa dâm lụy tình cũng tiến cử con em, thậm chí chính mình vào để hầu Võ hậu hòng kiếm lợi lộc.

Vào năm Thánh Lịch nguyên niên (698), Võ Tắc Thiên bèn lập ra chức Khổng Hạc giám (控鶴鑑), với danh nghĩa là nuôi chim hạc, là nơi tập hợp các thanh niên tuấn tú khỏe mạnh nhằm thỏa mãn mình. Từ "Khổng Hạc giám", Võ Tắc Thiên lại sửa thành Phụng Chấn phủ (奉震府), giao cho Dịch Chi đảm nhậm để quản lý các nam sủng được tiến cung. Ấy là như Hoàng hậu quản lý hậu cung vậy. Những thanh niên bị thất sủng sẽ bị giết để diệt khẩu và ném xuống hồ. Sau này cháu nội là Đường Huyền Tông cho khai quật đã phát hiện hàng đống xương người dưới hồ.

Liên quan